Quy trình tín dụng tại TPBank đối với khách hàng doanh nghiệp ra sao?

13/05/2022

Mục lục

Quy trình tín dụng là gì? TPBank áp dụng quy trình như thế nào dành cho khách vay là doanh nghiệp? Chúng tôi sẽ gửi những giải đáp đến bạn trong bài viết ngày hôm nay. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua 2 phần chính như sau:

 

1. Khái niệm và vai trò của quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp

2. Quy trình tín dụng dành cho doanh nghiệp tại TPBank

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước 2: Phân tích tín dụng

Bước 3: Quyết định tín dụng

Bước 4: Giải ngân và giám sát tín dụng

Bước 5: Thanh lý tín dụng

 

1. Khái niệm và vai trò của quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp

Quy trình tín dụng (credit procedures) là thuật ngữ chỉ bộ quy trình mà ngân hàng bắt buộc trong suốt quá trình tín dụng của khách hàng doanh nghiệp, từ lúc tiếp nhận hồ sơ vay cho đến khi thanh lý hợp đồng.

Quy trình này đảm bảo hồ sơ vay kinh doanh của doanh nghiệp bạn được xem xét và thẩm định cẩn thận nhằm đưa ra quyết định cho vay phù hợp nhất. Quy trình nghiêm ngặt này cũng đồng thời giúp ngân hàng đảm bảo uy tín và nâng cao chất lượng các dịch vụ tín dụng. Ngoài ra, quy trình tín dụng còn có ý nghĩa về mặt quản lý, cụ thể:

  • Nó được dùng làm cơ sở cho việc phân chia thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ phần trong suốt quá trình tín dụng.
  • Là cơ sở để chuẩn bị hồ sơ và thủ tục vay vốn.

Ngoài ra bạn muốn tham khảo thêm quy trình tín dụng dành cho cá nhân, mời đọc thêm bài viết: “Quy trình tín dụng tại TPBank cho khách hàng cá nhân như thế nào?

Hình 1: Quy trình tín dụng cho doanh nghiệp là gì?

2. Quy trình tín dụng 5 bước dành cho khách hàng doanh nghiệp

Một quy trình tín dụng cơ bản dành cho khách hàng doanh nghiệp gồm 5 bước căn bản:

  • Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
  • Bước 2: Phân tích tín dụng
  • Bước 3: Quyết định tín dụng
  • Bước 4: Giải ngân và giám sát tín dụng
  • Bước 5: Thanh lý tín dụng

 

Bước 1 trong quy trình tín dụng: Lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng doanh nghiệp

Thông thường, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ vay dựa trên thể lệ tín dụng của từng hình thức cho vay. Một bộ hồ sơ cơ bản phục vụ cho quy trình tín dụng thường gồm 3 phần như sau:

Loại hồ sơ

Chi tiết hồ sơ cần có

1. Hồ sơ pháp lý

  • Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Nghị quyết hội đồng quản trị.

2. Hồ sơ tài chính

  • Kế hoạch sản xuất kinh doanh;
  • Hợp đồng kinh tế;
  • Báo cáo tài chính gần nhất (không quá 2 năm);
  • Bảng cân đối kế toán;
  • Hợp đồng thuế.

3. Hồ sơ vay vốn

  • Giấy đề nghị vay vốn;
  • Phương án thanh toán khoản vay;
  • Phương án sản xuất kinh doanh;
  • Giấy tờ đảm bảo cho khoản vay.

 

Bài viết xem thêm: “Hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?

 

Bước 2 trong quy trình tín dụng: Phân tích tín dụng của khách hàng doanh nghiệp

Phân tích tín dụng được ngân hàng thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng tài chính trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong việc sử dụng và hoàn trả khoản nợ vay. Công đoạn này cần thiết là vì:

  • Đảm bảo sự thống nhất, tương xứng trong thông tin mà doanh nghiệp bạn cung cấp;
  • Có sự đánh giá đúng về mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp bạn;
  • Đánh giá chính xác về nhu cầu vay kinh doanh mà doanh nghiệp bạn trình bày.

Để có thông tin phục vụ cho việc phân tích này trong quy trình tín dụng, ngân hàng chúng tôi sẽ thu thập dựa trên hồ sơ vay của doanh nghiệp bạn, các nguồn tin thứ cấp bên ngoài hoặc phỏng vấn trực tiếp người đại diện doanh nghiệp đi vay.

Hình 2: Các bước trong quy trình tín dụng cho doanh nghiệp

Bước 3 trong quy trình tín dụng: Đưa ra quyết định tín dụng dành cho doanh nghiệp

Sau khi phân tích và thẩm định hồ sơ, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có cho doanh nghiệp của bạn vay vốn hay không, và không phải hồ sơ vay nào cũng dễ dàng được thông qua trong quy trình tín dụng. Bạn cần tìm hiểu trước đâu là những trường hợp mà ngân hàng từ chối không đồng ý cho vay, từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn cho hồ sơ vay của doanh nghiệp mình. Một số lỗi mà các doanh nghiệp thường mắc phải bao gồm:

  • Lịch sử tín dụng kém;
  • Không chứng minh được khả năng trả nợ;
  • Tài sản đảm bảo không đạt yêu cầu;
  • Mục đích vay vốn không rõ ràng;
  • Tình hình tài chính không ổn định;
  • Giấy tờ có vấn đề.

Bước 4 trong quy trình tín dụng: Giải ngân và giám sát tín dụng của doanh nghiệp

Sau khi đã ký kết hợp đồng cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho doanh nghiệp theo đúng thỏa thuận. Việc giải ngân sẽ dựa trên sự vận động của hàng hóa và dịch vụ có liên quan theo đúng mục đích vay và khả năng thanh toán khoản vay của doanh nghiệp. Đồng thời, nguồn vốn phải ngân cũng phải đảm bảo tạo được điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh của bên vay.

Bước 5 trong quy trình tín dụng: Giám sát và thanh lý tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Ngân hàng cần phải giám sát chặt chẽ quá trình tín dụng của doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Các cơ hội kinh doanh mới cũng có thể được phát hiện thông qua việc này. Giám sát tín dụng sẽ bao gồm:

  • Theo dõi khoản vay kinh doanh;
  • Xếp hạng tín dụng.

Ở điểm cuối của quy trình tín dụng sẽ là thanh lý tín dụng. Đây là quá trình chấm dứt các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia vào hợp đồng tín dụng, cụ thể ở đây là ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn. Có hai kiểu thanh lý:

  • Thanh lý mặc nhiên: Là việc vô hiệu hóa hợp đồng tín dụng sau khi doanh nghiệp của bạn đã hoàn trả đầy đủ khoản nợ đúng hạn theo thỏa thuận ban đầu.
  • Thanh lý bắt buộc: Là trường hợp ngân hàng phải sử dụng cơ sở pháp lý để tìm ra phương án bù đắp, xử lý khoản vay mà phía doanh nghiệp không hoàn trả đúng thời hạn đặt ra.

Bạn nên cố gắng hạn chế tối đa việc thanh lý bắt buộc. Vì điều này sẽ khiến điểm tín dụng của doanh nghiệp bạn giảm đáng kể đối với ngân hàng, gây cản trở cho các khoản vay trong tương lai (nếu có).

Hy vọng với những gì chúng tôi đã cung cấp ở trên, Quý doanh nghiệp sẽ nắm được cơ bản quy trình tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại TPBank, củng cố thêm thông tin cho quá trình chuẩn bị hồ sơ vay vốn. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh TPBank gần nhất hoặc liên hệ qua HOTLINE: 1900 58 58 85 / 1900 60 36.

Mục lục

Bài viết liên quan

Khuyến mãi

Xem thêm