Đăng ký Tài khoản Online
Quét mã QR, tải App
TPBank Mobile trên
Play Store & App Store

Cài đặt & mở
Tài khoản Online
trong 5 phút
QUÉT MÃ QR TẢI APP TPBANK MOBILE TẠI ĐÂY

Nhận 1001+ lợi ích và ưu đãi với Tài khoản TPBank

MIỄN PHÍ
Chuyển tiền và 60+ loại phí

HOÀN TIỀN 1,2%
Với Thẻ TPBank Visa

CHỌN SỐ TÀI KHOẢN
Theo ý thích, khẳng định cá tính
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất, kịp thời hỗ trợ nền kinh tế
Sau cuộc họp khẩn với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào chiều 25/2, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng giảm mạnh. Đây là động thái mang tính quyết liệt, thể hiện sự đồng hành của hệ thống ngân hàng với mục tiêu ổn định kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người dân tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý hơn.
Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần phục hồi và Chính phủ tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng, việc sở hữu nhà ở trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với hạn mức vay lên đến 85% giá trị tài sản, linh hoạt chứng từ nguồn thu nhập cho khoản vay lên tới 10 tỷ đồng, cùng lãi suất cạnh tranh chỉ từ 6,25%/năm...
Để hỗ trợ người dân và DN tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, TPBank tung ra thị trường gói tín dụng với hạn mức lên tới 1.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi giảm sâu chỉ từ 4,7%. Tệp khách hàng của gói tín dụng được mở rộng hơn bao giờ hết khi hướng tới toàn bộ khách hàng lần đầu tiên vay kinh doanh tại TPBank và cả những khách hàng hiện hữu giải ngân từ 3 tỷ đồng trở lên.
Việc giảm lãi suất không chỉ thể hiện sự chủ động của các tổ chức tín dụng mà còn phản ánh nỗ lực nhất quán của toàn bộ hệ thống trong việc bám sát định hướng điều hành, giữ vững mục tiêu ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đề xuất các giải pháp đồng bộ thực hiện mục tiêu của Chính phủ
Theo phân tích từ Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), các ngân hàng quốc doanh duy trì lãi suất ổn định nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Ngược lại, nhóm ngân hàng tư nhân, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ có phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền gửi, phải chịu áp lực tăng lãi suất để duy trì huy động và thúc đẩy tín dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng có năng lực cạnh tranh thấp, tập khách hàng rủi ro cao và khả năng phục hồi kém sẽ đối mặt nhiều khó khăn hơn trong việc mở rộng biên lợi nhuận.
Động thái giảm lãi suất của các ngân hàng xuất phát từ chủ trương rõ ràng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, tại cuộc họp ngày 25/2, NHNN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ổn định mặt bằng lãi suất, đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo, đảm bảo triển khai giải pháp đồng bộ nhằm giảm lãi suất cho vay.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà khẳng định, thời gian qua, NHNN đã liên tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp nhằm ổn định lãi suất tiền gửi, qua đó tạo điều kiện để lãi suất cho vay giảm xuống mức hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, có nguy cơ đẩy lãi suất cho vay lên cao, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do đó, NHNN sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc công bố lãi suất của các ngân hàng, xử lý nghiêm các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, không minh bạch về lãi suất.
Bên cạnh đó, NHNN cũng khuyến khích các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động, ứng dụng công nghệ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Việc điều chỉnh này không chỉ giúp hỗ trợ DN và người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, góp phần phục hồi kinh tế bền vững.
Để thực hiện Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/2/2025 về việc tăng cường các giải pháp giảm lãi suất, góp phần triển khai các kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, lãnh đạo NHNN đã cam kết theo dõi chặt chẽ thị trường và yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai minh bạch thông tin lãi suất cho vay, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, cũng như các gói tín dụng trên website của mình. Đồng thời, cơ quan này sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực lãi suất.
"Trước đây, đã từng có giai đoan một số ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản, tạo nên "cuộc đua" đẩy lãi suất cho vay và huy động lên rất cao. Hiện nay, tình hình thanh khoản hoàn toàn không đáng ngại, chỉ đạo về kiểm soát lãi suất là "thông điệp" rất kịp thời đòi hỏi các ngân hàng phải tích cực hỗ trợ nền kinh tế mà dài hạn, mà từ đó các ngân hàng cũng phải tự đặt ra yêu cầu phòng ngừa từ sớm, bảo đảm thanh khoản vững chắc, cũng như duy trì chất lượng nợ tốt hơn", lãnh đạo NHNN lưu ý.
Diễn biến giảm lãi suất huy động cho thấy sự điều chỉnh linh hoạt của các ngân hàng thương mại trước áp lực từ chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Điều này không chỉ giúp kiểm soát sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng mà còn góp phần ổn định thị trường tài chính, hỗ trợ mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ sẽ cần nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa nguồn vốn để giảm phụ thuộc vào lãi suất huy động, bảo đảm duy trì hoạt động ổn định trong bối cảnh nhiều thách thức.