Đăng ký Tài khoản Online
Quét mã QR, tải App
TPBank Mobile trên
Play Store & App Store

Cài đặt & mở
Tài khoản Online
trong 5 phút
QUÉT MÃ QR TẢI APP TPBANK MOBILE TẠI ĐÂY

Nhận 1001+ lợi ích và ưu đãi với Tài khoản TPBank

MIỄN PHÍ
Chuyển tiền và 60+ loại phí

HOÀN TIỀN 1,2%
Với Thẻ TPBank Visa

CHỌN SỐ TÀI KHOẢN
Theo ý thích, khẳng định cá tính
Ngân hàng và bài toán chuyển đổi số
Trong cuộc đua chuyển đổi số, ngành ngân hàng Việt Nam đang tạo nên bức tranh sinh động giữa sáng tạo và thách thức. Từ những kết quả ấn tượng, các ngân hàng không chỉ nâng tầm cạnh tranh mà còn góp sức kiến tạo nền kinh tế số. Nhưng hành trình ấy vẫn còn những nút thắt cần tháo gỡ để hoạt động chuyển đổi số mang lại hiệu quả tương xứng với ngân hàng cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế.
Từ mục tiêu đến những con số biết nói
Thời gian qua, NHNN đã tích cực triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phê duyệt. NHNN thường xuyên xếp thứ hạng khá cao trong các bộ, ngành về chỉ số kiến tạo thể chế chuyển đổi số. Lãnh đạo NHNN đã yêu cầu các NHTM bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với quan điểm xuyên suốt lấy người dân, doanh nghiệp (DN) là trung tâm và định hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng với việc lấy trải nghiệm khách hàng là thước đo.
Lãnh đạo NHNN nhấn mạnh quan điểm "Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là lẽ sống còn". Thực tế triển khai, đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (Mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017-2023 đạt trên 100%/năm. Hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ đồng/ngày (tương đương 40 tỷ USD), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày.
Lợi ích của chuyển đổi số mang lại đã giúp các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết: TPBank đã áp dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) một cách toàn diện trong hoạt động của ngân hàng. Một trong những bước tiến quan trọng là sự kết hợp sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây đa dạng, giúp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dữ liệu, nâng cao hiệu suất trên tất cả các kênh giao dịch và phát triển các mô hình học máy.
Việc áp dụng các công nghệ hiện đại nhất giúp TPBank tiết kiệm thời gian phát triển và vận hành các mô hình mới xuống còn 40%. Ngân hàng cũng đã và đang phát triển và triển khai 8 dự án khoa học dữ liệu và học máy. Trải nghiệm khách hàng tại TPBank cũng được nâng cao, từ đó tăng khả năng giữ chân khách hàng của ngân hàng. Với sự hỗ trợ từ các công nghệ hiện đại, TPBank đã xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà băng trên thị trường nhờ việc tăng khả năng hỗ trợ khách hàng, từ việc đáp ứng nhu cầu đa dạng đến cung cấp các dịch vụ tiện ích phong phú thông qua các kênh giao dịch kỹ thuật số.
Ngân hàng và thách thức tận dụng dòng chảy số
Bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chi phí đầu tư vào hạ tầng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; bài toán cân bằng giữa đổi mới và quản lý rủi ro (an ninh mạng, bảo mật dữ liệu)...
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: Một trong những thách thức lớn nhất chính là việc phải có hệ thống hạ tầng và giải pháp công nghệ đủ tốt để đảm bảo lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng bạn, cũng như với các công ty fintech hay các nền tảng kinh doanh trực tuyến khác, khi mà khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của các đối thủ cạnh tranh đều rất mạnh mẽ.
Chưa kể, thay đổi trong sở thích, thói quen khá nhanh chóng của khách hàng cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho ngân hàng khi luôn phải tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới sản phẩm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của khách hàng.
Cuối cùng, việc duy trì và nâng cao sự nhất quán và đồng bộ trong trải nghiệm khách hàng trên tất cả các kênh giao dịch cũng là một thách thức đối với TPBank khi ngân hàng cần đảm bảo rằng khách hàng luôn phải có những trải nghiệm tốt và nhất quán, dù họ sử dụng kênh nào.
Để đẩy mạnh chuyển đổi số mang lại hiệu quả cao thời gian tới, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank nhấn mạnh: Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và các nguồn lực phục vụ chuyển đổi số luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của TPBank. Về kế hoạch mở rộng các dịch vụ ngân hàng số trong tương lai, TPBank đang tiếp tục phát triển và nâng cấp các dịch vụ kỹ thuật số của mình. Ngân hàng đã xây dựng một hệ sinh thái số đa kênh, kết nối với hơn 100 đối tác trong và ngoài ngành tài chính. Điều này giúp TPBank cung cấp các dịch vụ và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ việc thanh toán trực tuyến, quản lý tài chính cá nhân, đến các dịch vụ phi tài chính như du lịch, bảo hiểm.
TPBank đang hợp tác với các công ty fintech và các startup công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Với chiến lược này, TPBank hy vọng tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số và cung cấp các giải pháp giao dịch nhanh chóng và tiện lợi cho DN và người dân.
Lãnh đạo Chính phủ đã nhận diện được những cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số ngân hàng, từ đó đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, trong đó thể hiện rõ quan điểm ngân hàng cần lấy người dân làm trung tâm để phục vụ, góp phần hướng tới mục tiêu lớn hơn là phát triển nền kinh tế số toàn diện của đất nước.
Cụ thể, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu ngành ngân hàng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khách hàng, kết nối với dữ liệu dân cư để thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Việc phối hợp với Bộ Công an sẽ giúp khai thác hiệu quả thông tin căn cước công dân gắn chip, VNeID, nâng cao tính an toàn và tiện lợi trong cung ứng dịch vụ ngân hàng. Ngành ngân hàng cần mở rộng liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, ứng dụng công nghệ tiên tiến như AI, dữ liệu lớn để phát triển dịch vụ hiện đại, bảo mật thông tin khách hàng.
Đồng thời, chú trọng đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao, học hỏi kinh nghiệm quốc tế để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm công nghệ cao là nhiệm vụ cấp bách. Ngành ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các cơ quan quản lý trong kiểm soát rủi ro, giám sát, ngăn chặn tội phạm tài chính.
Đáng chú ý, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền, giúp người dân và DN hiểu rõ lợi ích của chuyển đổi số, từ đó thúc đẩy sự tham gia tích cực vào hệ sinh thái tài chính số.