Đăng ký Tài khoản Online

BƯỚC 1

Quét mã QR, tải App
TPBank Mobile trên
Play Store & App Store

BƯỚC 2

Cài đặt & mở
Tài khoản Online
trong 5 phút

QUÉT MÃ QR TẢI APP TPBANK MOBILE TẠI ĐÂY

Nhận 1001+ lợi ích và ưu đãi với Tài khoản TPBank

MIỄN PHÍ

Chuyển tiền và 60+ loại phí

HOÀN TIỀN 1,2%

Với Thẻ TPBank Visa

CHỌN SỐ TÀI KHOẢN

Theo ý thích, khẳng định cá tính

Tin tức

Sự khác biệt giữa nợ xấu tiềm ẩn và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn dưới góc nhìn chuyên gia

05/11/2022

Nguồn thu trong ngân hàng có thể đến từ nhiều nguồn đa dạng khác nhau. Trong đó một nguồn thu đáng kể trong ngân hàng lại đến từ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hay còn gọi là nguồn thu đến từ các khoản bảo lãnh, thư tín dụng LC trong thanh toán xuất- nhập khẩu. Nhiều ngân hàng phát triển mạnh dịch vụ tỉ lệ này đều ở mức khá, ví dụ như TPBank đạt 10,6%.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn này sẽ đóng góp 1 phần thu nhập về dịch vụ tốt cho ngân hàng. Và ngân hàng nào có tỉ lệ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn so với tổng tài sản lớn thì được đánh giá là tốt bởi ngân hàng đấy hoạt động nhiều trên dịch vụ chứ không phải dựa chính vào cho vay. Ở các ngân hàng lớn trên thế giới khoảng trên dưới 20%, các ngân hàng tốt ở VN trên 10%. Khi nào ngân hàng có nợ xấu tiềm ẩn cao thì mới là xấu, còn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn cao thì lại tốt.

Theo ông Hưng, “Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn” là thuật ngữ chuyên môn chỉ các khoản mục ngoại bảng của ngân hàng thương mại, phần lớn dưới dạng các cam kết như phát hành bảo lãnh, phát hành LC (thư tín dụng trong thanh toán quốc tế), ngân hàng mới chỉ cam kết mà chưa phải bỏ tiền ra nên mới gọi là “ngoại bảng”, và do chưa phải là nghĩa vụ nên mới gọi là “tiềm ẩn”, do ngữ nghĩa của từ “tiềm ẩn” hơi thiên về tiêu cực nên dễ gây hiểu nhầm, lẽ ra nên gọi là “các cam kết có thể trở thành nghĩa vụ” thì chính xác hơn, nhưng vì quá dài nên “nghĩa vụ nợ tiềm ẩn” lâu nay vẫn được giới chuyên môn sử dụng và đều được hiểu là không hề mang nghĩa tiêu cực. Mặc dù rất hiếm khi xảy ra trường hợp mà “cam kết” biến thành “nghĩa vụ”, nhưng các ngân hàng đều ràng buộc các khách hàng có các hình thức đảm bảo phù hợp (ký quỹ/thế chấp/cầm cố…) để khi tình huống này nếu có xảy ra thì ngân hàng cũng ít bị ảnh hưởng nhất có thể. Nghiệp vụ bảo lãnh (gồm Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ừng, bảo lãnh bảo hành…) là hoạt động rất thông thường và phổ biến của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, nhất là trong các hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị, đầu tư công của các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan nhà nước... Nghiệp vụ mở/phát hành LC là thông lệ phổ biến trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian để đảm bảo các bên mua bán hàng hoá, dịch vụ được an toàn, bên mua nhận được hàng hoá dịch vụ và bên bán nhận được tiền bán hàng. Số dư bảo lãnh, LC không phải là chỉ tiêu phản ánh rủi ro của Ngân hàng mà ngược lại, mang ý nghĩa tích cực, thể hiện ngân hàng chú trọng vào dịch vụ chứ không chỉ phụ thuộc vào cho vay. Việc TPBank tăng trưởng hoạt động bảo lãnh, LC, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại cũng chứng tỏ TPBank là đơn vị được đánh giá tín nhiệm cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

metaVR

Triển lãm “Tiên phong hành trình SỐ”