Đăng ký Tài khoản Online

BƯỚC 1

Quét mã QR, tải App
TPBank Mobile trên
Play Store & App Store

BƯỚC 2

Cài đặt & mở
Tài khoản Online
trong 5 phút

QUÉT MÃ QR TẢI APP TPBANK MOBILE TẠI ĐÂY

Nhận 1001+ lợi ích và ưu đãi với Tài khoản TPBank

MIỄN PHÍ

Chuyển tiền và 60+ loại phí

HOÀN TIỀN 1,2%

Với Thẻ TPBank Visa

CHỌN SỐ TÀI KHOẢN

Theo ý thích, khẳng định cá tính

Tin tức

Tín dụng xanh cho tăng trưởng xanh: Yêu cầu ngày càng cấp thiết

30/10/2019

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, dù không thể ngày một ngày hai nhưng cũng phải dần đi theo xu hướng tăng trưởng xanh, tín dụng xanh… Đối với TPBank, tỷ lệ phần trăm nguồn vốn cho tín dụng xanh trên tổng danh mục tín dụng dự kiến lên tới vài nghìn tỷ đồng”.

TPBank tín dụng xanh

Tín dụng xanh đã được các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh từ lâu, xu hướng này đã lan sang Việt Nam. Ông có nhận định gì?

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới tăng trưởng xanh, chính sách tín dụng để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng xanh đóng một vai trò rất quan trọng. Chính sách tín dụng xanh được nhiều quốc gia có trình độ phát triển khác nhau trên thế giới theo đuổi, trở thành xu hướng phát triển chung và là cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của các nước. Phát triển tín dụng xanh giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro về môi trường, xã hội trong hoạt động kinh doanh. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, mới nổi, dù không thể ngày một ngày hai nhưng cũng phải dần đi theo xu hướng này, đặc biệt khi Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, yêu cầu này sẽ ngày càng cấp thiết. Việt Nam đã qua thời “ăn no mặc ấm” nghĩa là những nhu cầu tối thiểu đã được đáp ứng, theo đó, xanh và sạch sẽ là mục tiêu hướng đến.

 

Theo ông, lợi ích mà tín dụng xanh mang lại cho một quốc gia đó là gì?

Với vai trò là một trung gian tài chính và là một kênh dẫn vốn, huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đối với nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng. Do đó, việc triển khai các chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh giúp mang lại nhiều lợi ích:

Đối với quốc gia, các chính sách tín dụng xanh đóng góp tích cực cho sự phát triển cân bằng, hài hoà giữa kinh tế, môi trường và xã hội, góp phần xoá đói, giảm nghèo và cải thiện chất lượng đời sống nhân dân; tránh được rủi ro về môi trường và xã hội mà nhiều quốc gia đã gặp phải do quá chú trọng về phát triển kinh tế mà coi nhẹ vấn đề môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thế giới, là cơ hội để các tổ chức tài chính, tín dụng xanh quốc tế đầu tư vốn vào Việt Nam.

Đối với các DN, các chính sách tín dụng xanh là cơ hội để các DN tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi trong và ngoài nước; cơ hội nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Về lâu dài, tránh được những rủi ro về môi trường và đem lại sự phát triển bền vững của chính DN.

Về phía cộng đồng và người tiêu dùng, chính sách tín dụng xanh mang lại cơ hội sử dụng sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế được việc sử dụng sản phẩm độc hại. Bên cạnh đó, tín dụng sanh giúp hỗ trợ cải thiện môi trường sống, duy trì và bảo tồn lợi ích về tài nguyên cho thế hệ sau.

Tín dụng xanh gắn chặt với tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh, tác động qua lại, là mục tiêu đồng thời là điều kiện thực hiện của nhau. Do đó, tín dụng xanh cũng cần có các điều kiện và chỉ có thể phát triển với các điều kiện để đạt được tăng trưởng xanh.

 

Ông có thể chia sẻ rõ hơn về các điều kiện trên?

Là tổ chức cấp tín dụng, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư, DN đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường và hạn chế cấp tín dụng cho các dự án tác động xấu đến môi trường, xã hội. Tuy nhiên, để làm được điều này, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực ngân hàng với các cơ quan chuyên ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và cơ quan chủ quản của các DN.

Nâng cao nhận thức, năng lực của người dân, các khách hàng trong việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng xanh là điều rất quan trọng. Chính ngân hàng cũng cần tập trung vào việc xây dựng và đào tạo năng lực trong nội bộ ngân hàng trong việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng và các kiến thức nền tảng về tín dụng xanh.

Một cơ chế chia sẻ rủi ro như bảo hiểm hoặc các quỹ bảo lãnh cũng sẽ khuyến khích các ngân hàng tham gia nhiều hơn vào tín dụng xanh.

Liệu rủi ro nào ngân hàng sẽ gặp phải khi triển khai tín dụng xanh, thưa ông? 

Tín dụng xanh không có rủi ro hơn so với các hình thức khác. Ngân hàng trước đây thường cho vay không tính đến rủi ro môi trường xã hội nên khi phát sinh thậm chí còn chưa ước lượng vấn đề này vào. Do đó, tham gia tín dụng xanh đã loại trừ được những rủi ro liên quan đến rủi ro môi trường xã hội, đồng thời, độ phân tán rủi ro cao lại vừa có chính sách hỗ trợ của nhà nước, hưởng ứng của cộng đồng nên thậm chí hoạt động này mang lại nhiều hiệu quả hơn. Đây, được ngân hàng coi như một chi phí để góp phần bảo vệ môi trường xã hội.

Mặc dù không có rủi ro nhưng ngân hàng sẽ gặp một số khó khăn như yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, tài chính của các dự án xanh rất phức tạp sẽ đòi hỏi cao về năng lực thẩm định kỹ thuật và thẩm định tài chính; lợi nhuận có thể không được hấp dẫn so với chi phí bỏ ra… Bên cạnh đó, ngân hang còn chịu những khó khăn do tác động từ yếu tố bên ngoài tới những chính sách hoạt động của ngân hàng như chính sách bảo lãnh và chiết khấu; chính sách về bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm; chính sách về mạng lưới hoạt động của ngân hàng…

 

Vậy, theo ông, NHNN nên có những động thái gì để hỗ trợ các ngân hàng đẩy mạnh hơn nữa tín dụng xanh?

Thực tế các ngân hàng tại Việt Nam trong đó có TPBank đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng xanh thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như TPBank khi vay vốn của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), điều kiện tín dụng trong đó luôn yêu cầu hạn chế hoặc không tham gia vào những vấn đề gây tổn hại môi trường. IFC cũng yêu cầu TPBank phải có nhân sự chuyên trách về kiểm soát rủi ro về môi trường, xã hội… Ngân hàng ngày càng chịu nhiều áp lực hơn trong việc đảm bảo các dự án mà ngân hàng tài trợ không làm ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân.

Để đẩy mạnh tín dụng xanh, theo tôi NHNN nên có một cơ chế khuyến khích, chẳng hạn như nếu đầu tư cho tín dụng xanh sẽ không bị tính vào room tăng trưởng tín dụng vì con số này không nhiều nhưng cũng cho thấy một sự ủng hộ của NHNN, bởi khi tài trợ tín dụng xanh, các ngân hàng đã chấp nhận hy sinh một phần lợi ích rồi. Ngân hàng hiện đang chịu áp lực rất lớn vì room tín dụng khá hạn chế, nên phải phân bổ danh mục tín dụng sao cho hiệu quả, sẽ luôn bị giằng xé mục tiêu giữa một bên làm sao để biên lợi nhuận cao đáp ứng kỳ vọng của cổ đông, một bên đảm bảo các yếu tố môi trường, xã hội nhưng lợi ích thấp hơn. NHNN có thể quy định tỷ lệ tối đa đối với tăng trưởng tín dụng xanh để tránh trường hợp lách qua tín dụng xanh nhưng không thực chất.

 

Kế hoạch của TPBank về phát triển tín dụng xanh hay mở rộng hơn là các hoạt động tài trợ cho đầu tư phát triển bền vững sẽ như thế nào trong thời gian tới?

TPBank luôn cố gắng tuân thủ, tham gia các chương trình của NHNN được tài trợ của các tổ chức quốc tế, đi vay của một số quỹ hoạt động về môi trường, ký kết một số hợp đồng tín dụng luôn đi kèm điều khoản về môi trường và xã hội. Một số chương trình ưu đãi cũng được Ngân hàng tham gia như dự án của người dân lắp đặt hệ thống cải thiện môi trường, giảm bớt ô nhiễm môi trường… Theo đó, thời gian tới, TPBank ưu tiên hơn nữa cho lĩnh vực xanh, tỷ lệ trên tổng danh mục tín dụng sẽ tăng lên và dự kiến sẽ lên tới vài nghìn tỷ đồng.

metaVR

Triển lãm “Tiên phong hành trình SỐ”