Đăng ký Tài khoản Online

BƯỚC 1

Quét mã QR, tải App
TPBank Mobile trên
Play Store & App Store

BƯỚC 2

Cài đặt & mở
Tài khoản Online
trong 5 phút

QUÉT MÃ QR TẢI APP TPBANK MOBILE TẠI ĐÂY

Nhận 1001+ lợi ích và ưu đãi với Tài khoản TPBank

MIỄN PHÍ

Chuyển tiền và 60+ loại phí

HOÀN TIỀN 1,2%

Với Thẻ TPBank Visa

CHỌN SỐ TÀI KHOẢN

Theo ý thích, khẳng định cá tính

Tin tức

TPBank tham gia Toạ đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững”

05/02/2024

Ngày 25/1, Tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" được tổ chức với sự tham dự của các vị khách mời là Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp để hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn... về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Các vị khách mời tham gia Tọa đàm (từ phải sang): GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội; ông Nguyễn Việt Anh – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TP Bank; ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Thương

Với tính chất một sản phẩm hàng hóa đặc thù, có tính thanh khoản cao; đồng thời cũng là tài sản cất trữ, nguồn vốn lưu thông, kênh đầu tư quan trọng của thị trường… Có thể nói, vàng có vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia nói chung và của nước ta nói riêng.

Thời gian qua, các cơ chế, chính sách về quản lý, phát triển thị trường vàng ở nước ta được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, không ngừng bổ sung và hoàn thiện. Qua đó, thị trường vàng cơ bản có sự phát triển ổn định, có những đóng góp hết sức hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường vàng của Việt Nam cũng còn những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau liên quan đến cơ chế, chính sách, tâm lý người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư… Từ đó đã kiến một lượng lớn kim loại quý hiếm này bị "đóng băng", chôn chặt trong két của người dân; không có sự liên thông, liên hoàn giữa thị trường vàng trong nước với thị trường vàng thế giới; biên độ, sự chênh lệnh về giá vàng giao dịch trong nước và thế giới ở một số thời điểm là rất lớn; nhiều hoạt động trong giao dịch của thị trường vàng còn méo mó; xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng vàng để trục lợi…

Vừa qua, trước những diễn biến phức tạp của thị trường trong nước làm giá vàng biến động mạnh, tăng cao, khoảng cách chênh lệnh giữa giá vàng trong nước và thế giới lớn, có thể gây nên những rủi ro, tác động tiêu cực đến sự an toàn của thị trường tài chính, tiền tệ, nền kinh tế và tâm lý xã hội… Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Công điện 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 về các giải pháp quản lý thị trường vàng với những yêu cầu, nhiệm vụ rất quyết liệt, đồng bộ và cụ thể đối với các bộ, ngành chức năng, trong đó nhấn mạnh yêu cầu: "Dứt khoát không để tình trạng 'vàng hóa' nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỉ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia".

Vậy, làm gì để tiếp tục phát huy được sự đóng góp tích cực của thị trường vàng đối với nền kinh tế; đâu là những điểm "nghẽn" và "nút thắt" của thị trường vàng hiện nay với tư cách là nguồn vốn lưu thông, kênh đầu tư quan trọng của thị trường; dự báo xu thế phát triển thị trường vàng thời gian tới; giải pháp nào để phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững;… thị trường vàng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có sự phục hồi mạnh sau dịch COVID – 19…? Hôm nay, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" với sự tham dự của các vị khách mời là Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp để hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn... về vấn đề này.

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm gồm:

- GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội

- Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam

- TS. Trần Thọ Đạt – Chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tham dự theo hình thức trực tuyến)

- Ông Nguyễn Việt Anh – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TP Bank

- Từ thực tế cho thấy, thị trường vàng có những diễn biến hết sức phức tạp thời gian vừa qua, trong đó sự chênh lệnh về giá vàng giao dịch giữa trong nước và thế giới là rất lớn. Xin hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và ông có thể phân tích thêm những "nút thắt" trong công tác quản lý thị trường vàng, nhất là những hạn chế, bất cập liên quan đến cơ chế, chính sách trong đó có những vướng mắc cần được rà soát, tháo gỡ, sửa đổi ở Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TP Bank: Ở góc độ kinh doanh của tôi, tôi thấy không chỉ giá vàng mà giá các mặt hàng khác ở những thời điểm nhạy cảm đều có sự biến động. Tôi lấy ví dụ, năm ngoái, khi mà Nga và Ukraine xảy ra chiến sự thì giá niken trên thế giới đã tăng gấp đôi và sàn giao dịch phải đóng cửa. Cũng như vàng, nó cũng bị tác động bởi tâm lý, cũng như bị tác động bởi các yếu tố chính trị, các yếu tố vĩ mô và các yếu tố mang tính chất tác động đến lạm phát.

Chúng ta không thể loại trừ một thực tại rằng giá vàng trên thế giới là thứ mà chúng ta không thể can thiệp được, nhưng chúng ta phải hiểu rằng giá vàng trên thế giới đó cũng có những yếu tố bong bóng. Trong cùng một thời điểm, đôi khi chúng ta không thể lý giải yếu tố cơ bản nào khiến vì sao trong một ngày giá vàng "chạy" từ 100 đến 200 USD, sau đó lại quay trở lại. Đó là yếu tố bong bóng do tác động của tâm lý. Đây là một thực thể của thị trường tài chính.

Quay trở lại hoạt động kinh doanh, chúng tôi thường phải lưu tâm với khách hàng, người dân về những biến động mạnh như vậy thường có yếu tố mang tính chất thông tin, tác động chỉ là một chiều và cần phải chờ những thông tin điều chỉnh tiếp theo thì giá sẽ quay trở lại. Chúng ta không được vội vã khi ra những quyết định lúc giá đang "chạy" mạnh như vậy. Bởi vì mọi người thường hay chạy theo tâm lý FOMO, nghĩa là nếu mình không mua ở thời điểm này thì giá lại tăng cao nữa thì sao.

Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 1426 là một chính sách kịp thời. Vấn đề cần phải hiểu là hàm lượng vàng của một lượng vàng không thay đổi, giá trị vàng trên thế giới có tăng nhưng không tăng quá nhiều, vậy cơ sở nào mà chúng ta tăng lên đến 10% được. Ở đây là câu chuyện sự kỳ vọng quá lớn và có tâm lý "bầy đàn" về việc lo ngại giá vàng sẽ tăng cao trong thời kỳ tiếp theo. Khi công điện của Thủ tướng được ban hành, giá vàng đã tụt ngay lập tức.

Ở đây, tôi cũng muốn nói thêm về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như thị trường thanh khoản ít, tức là cầu nhiều cung ít, thì đây là yếu tố sẽ khiến giá tăng rất mạnh bởi chỉ có người mua mà không có người bán. Đối với người bán, họ cho đây là quyết định đúng vì họ thấy có lời. Đây là cơ chế để hình thành tất cả các loại bong bóng trong thị trường tài chính. Khi họ nhận ra mức tăng này là vô lý thì lúc đó người mua mới bán ra. Vì vậy, khi điều hành thị trường vàng, cần phải điều hành cả vấn đề tâm lý của người mua, từ đó chúng ta sẽ có hành xử như thế nào đối với giá vàng.

Trong giai đoạn vừa qua, thanh khoản, giao dịch của vàng SJC trên thị trường rất ít. Và khi có một lượng cầu tăng đột biến thì giá ngay lập tức sẽ có biến động mạnh. Thực tế đã cho chúng ta thấy việc vàng SJC tăng giá trong thời gian qua.

Tôi cũng muốn nói thêm một ý nữa. Khi Nghị định 24 ra đời, đúng là đã đem lại thành công rất lớn trong việc bình ổn thị trường vàng. Hơn 10 năm trở lại đây, chúng ta không thấy tình trạng định giá tài sản dùng vàng làm phương tiện thanh toán. Điều đó cũng cho thấy tỉ giá và lãi suất ổn định, đặc biệt là dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng lên rất cao, so với thời điểm trước khi Nghị định 24 ra đời. Chúng ta có thể thấy, trước năm 2012 (khi Nghị định 24 chưa ra đời), dự trữ ngoại hối của chúng ta thường xuyên bị thâm hụt. Điều này cho chúng ta thấy, việc thoát ly ra khỏi vàng trong các hoạt động kinh tế vĩ mô là thành công rất lớn của Nghị định 24. Còn thời điểm hiện nay, giá vàng thanh khoản thấp là do quy mô nền kinh tế hiện nay cao hơn, thu nhập của người dân từ năm 2012 trên đầu người là 2.300 USD, thì bây giờ là 4.280 USD, tức là tăng gần gấp đôi. Theo Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế, quy mô và thu nhập tính trên đầu người hơn 4.000 USD trở lên thì người dân bắt đầu có tính tích lũy, cất giữ tài sản. Ở vai trò kinh doanh, chúng tôi khuyến cáo tất cả những tài sản nào có tính thanh khoản và có sự biến động giá, đặc biệt là vàng thì luôn có sự biến động khá mạnh.

- Các chuyên gia đều đang đồng tình với quan điểm nên thành lập Sàn giao dịch vàng để quản lý thị trường vàng minh bạch, hiệu quả, theo đúng xu hướng của thế giới. Xin các chuyên gia có các phân tích sâu hơn về vấn đề này. Đâu là những ưu điểm của giải pháp này và để thực hiện hiệu quả, cần có những điều kiện gì?

Ông Nguyễn Việt Anh: Trong chủ đề sàn vàng, ở góc độ của tôi có 2 nội dung. Thứ nhất là chênh lệch giá vàng SJC. Chúng ta đều thấy rằng so với giá vàng thế giới, ta đang ở mức rất cao. Cái này xuất phát từ khi tập trung thương hiệu quốc gia về SJC. Rõ ràng người dân có chỗ tin cậy rất lớn, toàn bộ vàng miếng chắc chắn quay đến SJC. Tôi cho rằng, nếu ngay cả sàn vàng chỉ kinh doanh vàng SJC mà không gắn với việc điều chỉnh nguồn cung thì cũng chưa giải quyết được việc chênh lệch giá. Rõ ràng, từ khi có Nghị định 24, giá vàng được kiểm soát, hoạt động mua bán vàng được kiểm soát nhưng cho tới thời điểm hiện nay, nhu cầu người dân đã lên cao, có lẽ chúng ta cũng nên hài hòa điều tiết lượng này, nếu chúng ta tiếp tục duy trì SJC là thương hiệu vàng quốc gia. Vì đã gắn với quốc gia, tôi tin rằng, ngay cả việc thị trường hóa các thương hiệu vàng khác thì thương hiệu quốc gia vẫn là thương hiệu tin cậy nhất. Cho nên, khi điều hành phần này, chúng tôi cho rằng cũng cần sự hài hòa để cân đối cung-cầu, nếu không sẽ không xử lý được vấn đề chênh lệch giá.

Thứ hai, hình thức giao dịch vàng, chúng tôi thường gọi là giao dịch qua quầy hay qua sàn giao dịch tập trung, tựu chung nằm ở chỗ, khách hàng vàng thực ra trên thế giới phân ra khác, rất ít nhu cầu cất trong kho hay gửi ở đâu đó. Người ta cần mua bán vàng thì sẽ lên các trung gian tài chính và từ đó lên các sàn giao dịch vàng. Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng bất cứ người kinh doanh, người đầu tư hay người dân đều có 2 nhu cầu đó, nếu phân tách vấn đề này có lẽ sẽ giảm tải được nhiều. Có người muốn mua vàng về giữ, thừa kế, cho tặng, làm trang sức, dự phòng an toàn… gọi là thị trường vàng vật chất. Cũng có những người sợ không giữ cái này khi giá lên sẽ bị thiệt; đây là nhu cầu về đầu tư tài chính, chúng ta nên trả về cho thị trường tài chính giải quyết việc đó…

Hiện tại, tất cả cầu đó dồn hết về thị trường vàng vật chất, sẽ làm tăng lên nguồn cầu trong lúc thị trường biến động. Nếu chúng ta khơi thông được công cụ tài chính cho những người muốn mua bán để cân bằng về giá thì chúng ta giải tỏa được rất nhiều nhu cầu về vàng vật chất. Như GS. Cường nói, nếu chúng ta làm tốt việc đó thì chúng ta cũng không cần nhiều ngoại tệ để nhập nhiều vàng về dập ra vàng miếng phân tán ra cho người dân nữa. Những người mua bán về giá thì chỉ ra vào thị trường tài chính, có thể là qua một trung tâm tài chính hoặc một sàn là một giải pháp chúng ta thực thi trên đó.

Tôi tin rằng, phân tách ra như vậy sẽ giải quyết về mặt dài hạn căn cơ đối với thị trường vàng, bớt cầu về vàng vật chất, chúng ta không phải cân đối ngoại tệ xuất nhập quá nhiều khi chúng ta có nhu cầu…

Một điểm nữa, đã là thương hiệu quốc gia, tôi nhất trí với ý kiến GS. Đạt là chúng ta chứng chỉ hóa và lưu ký ở Nhà nước vì Nhà nước bảo hành cái đó khi chúng ta thành lập trung tâm giao dịch tập trung hay gọi là sàn… Chứng chỉ đó được quyền rút ra, nhưng thông thường các sàn thế giới khi rút ra sẽ cần trình tự và mất phí, khiến người đầu tư thông thường cũng không thật sự muốn rút ra cho tới khi cần.

metaVR

Triển lãm “Tiên phong hành trình SỐ”