Rút tiền thẻ tín dụng: Đâu là những điều bạn cần lưu ý?

14/06/2022

Mục lục

Rút tiền thẻ tín dụng chỉ nên được áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, kèm theo đó là nhiều lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm trước khi quyết định thực hiện rút tiền. Cụ thể như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

4 điểm chính cần lưu ý khi rút tiền thẻ tín dụng giúp bạn hạn chế rủi ro

Chúng tôi sẽ lần lượt đi qua 4 phần nội dung bao gồm:

1. Chi phí và lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng TPBank

2. Cẩn thận rủi ro tiềm ẩn khi rút tiền thẻ tín dụng qua trung gian

3. Các biện pháp thay thế nhanh cho việc rút tiền từ thẻ tín dụng

3.1. Rút tiền tiết kiệm trước hạn

3.2. Vay tiêu dùng cá nhân hoặc vay thấu chi

4. Những việc nên làm để hạn chế rút tiền từ thẻ tín dụng

4.1. Lập quỹ dự phòng cho các tình huống khẩn cấp

4.2. Tận dụng tính năng thanh toán trước/trả góp qua thẻ tín dụng để hạn chế sử dụng tiền mặt

1. Rút tiền thẻ tín dụng TPBank được tính lãi suất và chi phí như thế nào?

Trên thực tế, không có cách rút tiền từ thẻ tín dụng không mất phí mà ngược lại, khi rút tiền từ thẻ tín dụng, bạn sẽ chịu mức phí cao hơn đáng kể so với các loại thẻ ghi nợ.

TPBank hiện đang tính phí rút tiền cho các loại thẻ tín dụng như sau:

 

Loại thẻ

Mức phí

Mức phí tối thiểu

Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa

4.4% giá trị giao dịch

110.000 VND

Thẻ tín dụng quốc tế TPBank MasterCard

4.4% giá trị giao dịch

110.000 VND

Thẻ tín dụng quốc tế TPBank JCB

4.4% giá trị giao dịch

110.000 VND

 

2. Cẩn thận rủi ro tiềm ẩn khi rút tiền thẻ tín dụng thông qua bên thứ 3

Việc các ngân hàng tính phí và lãi suất rút tiền từ thẻ tín dụng cao nên không ít dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng qua trung gian mọc lên như nấm. Không ít kẻ gian mạo danh là nhân viên ngân hàng, giới thiệu các dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng với mức phí thấp hơn gần một nửa so với ngân hàng, hoặc thậm chí là cách rút tiền từ thẻ tín dụng không mất phí, nhưng cuối cùng lại khiến bạn mất số tiền tương đương hoặc lớn hơn, ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị ngân hàng nghi ngờ, dẫn đến khóa thẻ. 

Các dịch vụ đáo hạn hay rút tiền, dù có lừa đảo hay không thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng. Bên cạnh việc tiềm ẩn nhiều rủi ro, chúng cũng có thể tạo cho bạn thói quen ỷ lại và lạm dụng việc rút tiền từ thẻ tín dụng. 

Hình 1: Rủi ro của dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng

 

Trong trường hợp bạn cần rút tiền thẻ tín dụng, hãy đến trực tiếp ngân hàng hoặc đến hệ thống ATM để thực hiện quy trình bài bản, hợp lệ.

 

> Tham khảo: Cách rút tiền ở cây ATM và hệ thống Livebank của TPBank như thế nào?

 

3. Hai giải pháp thay thế nhanh cho việc rút tiền thẻ tín dụng mà bạn có thể thử

3.1. Rút tiền tiết kiệm trước hạn

Trong cùng một tình huống cần tiền mặt khẩn cấp, nếu như bạn đang có sẵn tài khoản tiết kiệm thì nên ưu tiên rút tiền từ đây thay vì từ thẻ tín dụng. Bằng cách này, bạn sẽ không lo mình có thể vướng vào nợ xấu hay phải thanh toán một số tiền lớn khi đáo hạn. Đổi lại, tài khoản tiết kiệm của bạn sẽ được áp dụng lãi suất không kỳ hạn, thay vì có kỳ hạn như trước đây. Tuy nhiên, chi phí và rủi ro phải chịu vẫn sẽ thấp hơn so với rút tiền thẻ tín dụng.

 

 

Hình 2: Giải pháp thay thế rút tiền thẻ tín dụng

 

3.2. Vay tiêu dùng cá nhân hoặc vay thấu chi

Khi vay tiêu dùng cá nhân, bạn có thể vay tiền hạn mức cao mà lại không cần phải thế chấp tài sản. Các kỳ hạn vay thường nằm trong khoản 12 - 48 tháng. Ngân hàng duyệt vay dựa trên uy tín và hồ sơ năng lực thanh toán.

Còn đối với vay thấu chi, bạn sẽ được cấp một hạng mức nhất định, giúp bạn chi tiêu với số dư bằng 0. Hạn mức mà ngân hàng cấp cho bạn sẽ dựa trên uy tín, thu nhập… của bạn trên hồ sơ. Lãi suất được tính theo khoản chi vượt mức, song vẫn thấp hơn so với phí ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng. 

4. Hạn chế rút tiền thẻ tín dụng bằng hai biện pháp dự phòng tài chính

Nếu bạn thường xuyên rơi vào các tình huống “bất khả kháng”, buộc phải rút tiền thẻ tín dụng thì có thể phòng tránh chúng bằng 2 thói quen tài chính lành mạnh sau đây:

 

4.1. Lập quỹ dự phòng cho các tình huống khẩn cấp

Quỹ dự phòng không phải tiền tiết kiệm, mà là một khoản tiền bạn tự tích lũy dần theo thời gian để dùng cho các tình huống khẩn cấp như thất nghiệp, vấn đề sức khỏe… Bạn nên lên kế hoạch lập quỹ này từ sớm và kiên trì xây dựng ngày qua ngày. Đến khi cho việc khẩn cấp cần dùng, bạn sẽ thấy phần tiền này giúp ích rất nhiều và giúp bạn hạn chế được việc vay mượn tiền hay rút tiền tín dụng.

Hình 3: Cách hạn chế rút tiền thẻ tín dụng 

 

4.2. Tận dụng tính năng thanh toán trước/trả góp qua thẻ tín dụng để hạn chế sử dụng tiền mặt

Ở các thành phố lớn thì các hình thức thanh toán không tiền mặt vô cùng phổ biến, từ các trung tâm mua sắm lớn cho đến hàng quán nhỏ. Các ví điện tử, ứng dụng ngân hàng số ngày một tiến bộ và vượt trội, mang lại cho chúng ta trải nghiệm thanh toán nhanh chóng và tiện lợi, với mức phí không đáng kể. Do đó, bạn nên tận dụng tối đa các tiện ích này khi có thể để hạn chế việc dùng tiền mặt, từ đó giảm thiểu các tình huống cần gấp tiền mặt, phải rút tiền từ thẻ tín dụng.

Tóm lại, khi rút tiền thẻ tín dụng, bạn nên lưu ý rằng mức phí và lãi suất tính kèm khá cao, tăng thêm trọng lượng cho khoản nợ tín dụng của bạn. Nhưng dù thế, bạn cũng không nên dùng đến các dịch vụ rút tiền trung gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thay vào đó, vay tiêu dùng, thấu chi hay rút tiết kiệm trước hạn sẽ khả thi hơn. Đồng thời, bạn nên thực hiện các biện pháp như xây đắp quỹ dự phòng và tận dụng các tiện ích thanh toán không tiền mặt để không phải dùng đến biện pháp ứng tiền mặt thẻ tín dụng.

Với mọi thắc mắc về các sản phẩm thẻ tín dụng, chính sách thẻ tín dụng tại TPBank, bạn vui lòng liên hệ với TPBank thông qua: 1900 58 58 85 / 1900 60 36. 

 

Mục lục

Bài viết liên quan

Khuyến mãi

Xem thêm