5 cách mở rộng nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

02/08/2022

Mục lục

Nguồn vốn kinh doanh là bài toán khó mà hầu như doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt, đặc biệt là các công ty cho quy mô vừa và nhỏ (SME). Vậy đâu là những cách để mở rộng nguồn vốn mà các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng? TPBank mời bạn cùng tham khảo trong bài viết sau đây.

Nguồn vốn kinh doanh từ ngân hàng, huy động ngoài và phát hành chứng khoán - Đâu là phương án cho bạn?

Có 5 cách mở rộng vốn kinh doanh sẽ lần lượt được giới thiệu trong bài viết này, bao gồm:

1. Vay kinh doanh có kỳ hạn 

2. Tài trợ thương mại

3. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

4. Phát hành cổ phiếu

5. Phát hành trái phiếu

Thông tin chi tiết 5 cách mở rộng vốn như sau:

1. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng hình thức vay kinh doanh có kỳ hạn tại ngân hàng

Vay kinh doanh có kỳ hạn là hình thức vay vốn cho doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Giải thích đơn giản, ngân hàng sẽ cho bạn vay một khoản tiền trong một thời gian quy định, thường không quá 5 năm. 

Tùy chính sách của từng ngân hàng mà khoản vay này có thể yêu cầu tài sản đảm bảo hoặc không. 

a. Định nghĩa tài sản đảm bảo: 

Tài sản đảm bảo có thể là tài sản thuộc sở hữu của công ty, của riêng chủ sở hữu hoặc một

dạng ký quỹ với ngân hàng. 

b. Câu hỏi đặt ra:

→ Câu trả lời còn tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng ngân hàng của công ty bạn. 

2. Tài trợ thương mại - hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp mà không cần vay

Tài trợ thương mại là hình thức hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh thông qua giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ giữa bên mua và bên bán. Tài trợ thương mại có 4 hình thức chính như sau:

 

Hình thức tài trợ

Đặc điểm cơ bản

1/ Thư tín dụng (LC)

Thư tín dụng ( LC - Letter of credit) là một loại văn bản cam kết dùng trong thanh toán, đặc biệt là trong các giao dịch xuất nhập khẩu. Một bên ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng, viết ra một cam kết chi trả cho một bên thứ ba theo yêu cầu của bên này một số tiền nhất định, trong thời hạn nhất định. Với điều kiện bên thứ ba cần thực hiện đúng và đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.

2/ Tài trợ hóa đơn và bao thanh toán

Tài trợ hóa đơn là hình thức cho phép công ty bạn bán lại các khoản tiền cần thu cho một đơn vị cho vay hoặc bao thanh toán với mức phí chiết khấu nhỏ. 

3/ Tài trợ tài sản

Có 2 loại tài trợ tài sản là: Mua trả góp và thuê:

- Mua trả góp: Tương tự việc vay mua trả góp theo từng đợt thông thường. Tùy theo thỏa thuận giữa bạn với bên bán và luật kế toán mà bạn sẽ được hoặc không được phép bao gồm tài sản đó vào bảng cân đối kế toán cho đến khi thanh toán xong khoản góp. 

- Thuê: Bạn có thể sử dụng tài sản cho mục đích kinh doanh nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về đơn vị cho vay.  

4/ Chuỗi cung ứng tài chính

Chuỗi cung ứng tài chính sẽ tài trợ cho một số loại hàng hóa cụ thể bằng cách tối ưu hóa dòng tiền thông qua chuỗi cung ứng, cho cả các bên mua lẫn bên bán. Nếu như bạn là bên mua, thì hình thức này có thể giúp bạn xen kẽ thanh toán cho nhà cung cấp, đồng thời đảm bảo rằng họ sớm nhận được thanh toán. Hình thức này được cung cấp bởi một trung gian, ví dụ như đơn vị bao thanh toán hoặc cho vay; họ sẽ thay bạn trả trước cho các nhà cung cấp.

  • Nếu bạn đang quan tâm về hình thức hỗ trợ vốn theo diện bảo lãnh của TPBank có thể tham khảo đường link sau: https://tpb.vn/khach-hang-doanh-nghiep/bao-lanh

  • Nếu bạn quan tâm chương trình cho vay của TPBank có thể tham khảo đường link sau: https://tpb.vn/khach-hang-doanh-nghiep/cho-vay-va-tai-tro

  • Nếu có bất cứ yêu cầu hỗ trợ nào từ TPBank bạn có thể liên hệ ngay HOTLINE 1900 58 58 85 / 1900 60 36 để được các chuyên viên phục vụ và giải quyết nhu cầu của bạn nhanh nhất nhé!

 

 

 

Hình 1: Mở rộng nguồn vốn kinh doanh bằng cách vay ngân hàng và tài trợ thương mại

 

3. Huy động nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận không chia, tận dụng tài nguyên có sẵn

Hình thức hoạt động:

- Đối với các công ty cổ phần hoặc góp vốn, lợi nhuận thường sẽ được chia đều cho các cổ đông. 

- Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sẽ giữ lại một phần trong lợi nhuận để dùng cho việc tái đầu tư. 

- Khi công ty tích lũy một phần lợi nhuận trong năm cho mục tiêu tái đầu tư, họ sẽ không dùng số lợi nhuận đó để chia cổ phần. 

- Các cổ đông sẽ không được cổ tức nhưng đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.

→ Như vậy, trị giá ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên, song song với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Cách này tuy có thể khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu hơn, nhưng cũng có thể làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn, do lượng cổ tức mà cổ đông nhận được thấp hơn. 

Hình 2: Mở rộng nguồn vốn kinh doanh bằng lợi nhuận không chia

4. Mở rộng nguồn vốn kinh doanh với quy mô lớn thông qua phát hành cổ phiếu

a. Định nghĩa cổ phiếu:

Cổ phiếu là một loại bút toán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cổ phiếu (cổ đông) đối với một phần vốn của công ty.

 → Đây là một cách mở rộng nguồn vốn kinh doanh trong lâu dài rất phổ biến và quan trọng, đặc biệt là đối với các SME đang trên đà phát triển. Lượng vốn mà doanh nghiệp thu được thông qua phát hành cổ phiếu là rất lớn, rất thích hợp cho mục tiêu mở rộng quy mô.

b. Lợi ích của cổ phiếu:

- Việc đầu tư vào cổ phiếu cũng mang lại lợi ích cho cổ đông, giúp họ có thêm một luồng thu nhập thụ động ổn định. 

- Nền kinh tế cũng được hưởng lợi từ loại hình này vì nó góp phần giúp ích cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.

→ Tuy nhiên, để có thể kêu gọi nguồn vốn theo cách này, doanh nghiệp của bạn cần thuyết phục được các nhà đầu tư, thông qua nền tảng tài chính, uy tín, danh tiếng trên thị trường và tiềm năng phát triển vững chắc trong tương lai. 

5. Trái phiếu: Phương án huy động nguồn vốn kinh doanh qua chứng khoán 

Trái phiếu là bút toán xác nhận nghĩa vụ thanh toán nợ của bên phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu theo mức lợi tức xác định và trong một thời gian xác định. Nói dễ hiểu hơn, doanh nghiệp của bạn sẽ “vay” một phần tiền từ nhà đầu tư và trả lại cho họ lợi tức mỗi tháng, sau đó là toàn bộ phần tiền đầu tư ban đầu vào cuối kỳ hạn. 

 

Tương tự cổ phiếu, trái phiếu cũng là một hình thức huy động vốn thông qua đầu tư chứng khoán. Sự khác biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu, đó là cổ đông sở hữu cổ phiếu sẽ có quyền tham gia biểu quyết vào các hoạt động của công ty còn người sở hữu trái phiếu thì không. Tuy nhiên, các trái chủ lại được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp doanh nghiệp sáp nhập, giải thể hoặc phá sản. 

 

 

 

Hình 3: Mở rộng nguồn vốn kinh doanh bằng cổ phiếu và trái phiếu

Giới thiệu các hình thức hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SME từ TPBank

Nhằm mang lại sự hỗ trợ đa dạng và tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang loay hoay với nguồn vốn kinh doanh, TPBank đưa ra nhiều dịch vụ dành cho doanh nghiệp gồm:

- Cho vay;

- Tài trợ;

- Bảo lãnh;

- Phát hành thư tín dụng.

 

Nhóm dịch vụ

Danh sách dịch vụ

Đặc điểm chung

1/ Cho vay doanh nghiệp

- Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá

- Cho vay VND lãi suất đặc biệt

- Cho vay mua ô tô đi lại và phục vụ sản xuất kinh doanh

- Cho vay đảm bảo bằng bất động sản và ô tô

- Cho vay theo hạn mức

- Cho vay tạm trữ lúa gạo

- Cho vay vốn lưu động - theo món

- Cho vay đầu tư trung-dài hạn theo dự án/theo món

- Hồ sơ vay vốn đơn giản

- Thủ tục duyệt vay nhanh chóng

- Tỷ lệ cho vay cao

- Chấp nhận đa dạng tài sản đảm bảo

- Lãi suất cho vay cạnh tranh

- Hạn mức cho vay hấp dẫn

2/ Tài trợ

- Tài trợ doanh nghiệp theo từng lĩnh vực (Nhà thầu xây lắp đường cao tốc, nhà thầu dự án EVN, dự án điện mặt trời mái nhà, nhà thầu xây lắp nhà máy và nhà xưởng, 

 

- Tài trợ trước/sau giao hàng.

- Tài trợ doanh nghiệp trọn gói (bảo lãnh, tín dụng, thanh toán);

- Tỷ lệ ký quỹ thấp;

- Giải tỏa tiền tạm ứng nhanh chóng.

3/ Bảo lãnh

- Bảo lãnh bảo hành

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh hoàn tạm ứng

- Bảo lãnh nhanh

- Bảo lãnh thanh toán/vay vốn

- Bảo lãnh thuế qua EZ.Tax

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng


 

- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

- Mức ký quỹ thấp.

4/ Phát hành LC nhập khẩu

 

- Hồ sơ đơn giản, mức phí cạnh tranh

- Đảm bảo an toàn cho cả hai bên xuất và nhập khẩu

- Tỷ lệ ký quỹ cạnh tranh

 

 

>>>> Đọc thêm: TPBank hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập vay vốn như thế nào?

 

 

Có thể thấy được, các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tại TPBank rất đa dạng, đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm SME. TPBank còn được nhiều doanh nghiệp tin tưởng tìm đến nhờ vào quy trình đơn giản, nhanh chóng và đảm bảo, hỗ trợ kịp thời nhu cầu về nguồn vốn kinh doanh

 

Nếu bạn có các thắc mắc về từng dịch vụ, hoặc muốn tìm hiểu hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì, bạn có thể ghé thăm trang thông tin dành cho khách hàng doanh nghiệp trên website của TPBank, hoặc liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900 58 58 85 / 1900 60 36.

 

Mục lục

Bài viết liên quan

Khuyến mãi

Xem thêm