Đăng ký Tài khoản Online
Quét mã QR, tải App
TPBank Mobile trên
Play Store & App Store
Cài đặt & mở
Tài khoản Online
trong 5 phút
QUÉT MÃ QR TẢI APP TPBANK MOBILE TẠI ĐÂY
Nhận 1001+ lợi ích và ưu đãi với Tài khoản TPBank
MIỄN PHÍ
Chuyển tiền và 60+ loại phí
HOÀN TIỀN 1,2%
Với Thẻ TPBank Visa
CHỌN SỐ TÀI KHOẢN
Theo ý thích, khẳng định cá tính
Thanh toán thẻ tín dụng để thay thế cho tiền mặt là phương án tài chính ngày càng được nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới công nhân viên trẻ. Việc dùng thẻ tín dụng giúp ta không cần phải mang quá nhiều tiền mặt trong người, có thể dễ dàng mua sắm, săn sale, hoặc chi tiêu các khoản gấp rút khi lương chưa kịp về.
Tuy nhiên, cũng chính vì đặc tính “chi trước trả sau” này mà không ít người gặp rắc rối với thẻ tín dụng.
Vậy làm sao để sử dụng tốt thẻ tín dụng mà không rơi vào nợ xấu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
3 lời khuyên khi thanh toán thẻ tín dụng cho những người dùng mới
Có 3 điều bạn nên biết ngay từ khi bắt đầu dùng thẻ tín dụng, đó là nên chọn loại thẻ phù hợp, chi tiêu có chừng mực và cài đặt thanh toán tự động.
1. Chọn đúng loại thẻ có hạn mức phù hợp để thanh toán thẻ tín dụng
Mỗi ngân hàng đều cung cấp nhiều dòng thẻ, hạng thẻ tín dụng khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Do đó, bạn nên dành thời gian nghiên cứu hoặc nghe tư vấn để chọn cho mình loại thẻ thích hợp. Có một số tiêu chí mà bạn có thể dựa vào để đưa ra lựa chọn thanh toán thẻ tín dụng phù hợp:
Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn thẻ có hạn mức vượt quá khả năng chi trả của bạn, vì nó có thể khiến bạn chậm trễ thanh toán thẻ tín dụng, bị tính lãi suất cao và tệ hơn là nợ xấu, ảnh hưởng đến tín dụng của bản thân.
2. Thanh toán thẻ tín dụng có kế hoạch, có kiểm soát và không ỷ lại vào thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng mang lại cho bạn sự thoải mái trong chi tiêu nhưng không vì thế mà bạn có thể sử dụng nó một cách thiếu tính toán. Bạn không nên chi tiêu chạm mức giới hạn của thẻ, mà nên tự vạch ra cho mình một hạn mức tín dụng riêng. Hạn mức này nên nằm trong khả năng chi trả dựa trên thu nhập của bạn mỗi tháng, và không nên vượt quá 50%.
Ngoài ra, bạn cũng nên có sự theo dõi sát sao, thường xuyên kiểm tra các chi tiêu của mình để biết tiền của mình đã “đi đâu” và bao nhiêu, đâu là những thứ có thể cắt giảm bớt. Tiết kiệm chưa bao giờ là dư thừa, ngay cả khi bạn thanh toán thẻ tín dụng. Đồng thời, bạn đừng quên tận dụng tối đa các ưu đãi mà mình có được khi sử dụng thẻ tín dụng.
Hình 1: Thanh toán thẻ tín dụng an toàn bằng cách chi tiêu hợp lý
3. Cài đặt ghi nợ tự động hoặc liên kết với thẻ ghi nợ để thanh toán thẻ tín dụng
Không ít người chậm thanh toán thẻ tín dụng cho quên mất ngày đến hạn. Để tránh sự cố không mong muốn này, bên cạnh đặt lịch thông báo trên điện thoại hay ghi chép trên sổ tay, bạn có thể chọn 2 hình thức thanh toán tự động sau đây:
a. Ghi nợ tự động
Ngân hàng sẽ liên kết thẻ tín dụng của bạn đến một tài khoản do bạn chỉ định. Khi đến kỳ thanh toán thì tiền sẽ được tự động trừ từ tài khoản này. Để sử dụng tiện ích này, bạn cần đến ngân hàng để đăng ký.
b. Liên kết tài khoản ghi nợ
Nếu bạn đã có sẵn một tài khoản ghi nợ tại TPBank thì bạn có thể cài đặt thanh toán thẻ tín dụng định kỳ ngay trên tài khoản eBank của thẻ ghi nợ.
Với hai cách này, bạn không cần phải lo mình bị phạt lãi suất chỉ vì quên ngày thanh toán. Bạn chỉ cần lưu ý giữ cho tài khoản liên kết luôn có đủ tiền để thanh toán hoặc được nạp tiền kịp thời.
Hình 2: Cài đặt thanh toán thẻ tín dụng tự động
2 lưu ý quan trọng khác khi thanh toán thẻ tín dụng mà bạn cần ghi nhớ
Bên cạnh các mẹo để dùng thẻ thông minh và không nợ tín dụng thì bạn cũng nên ghi chú lại hai vấn đề cần hạn chế sau đây:
1. Chỉ nên thanh toán thẻ tín dụng chứ đừng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Tiền trong thẻ tín dụng, về cơ bản là tiền không có sẵn. Ngân hàng chỉ cho bạn ứng tiền ngay tại thời điểm bạn quẹt thẻ để thanh toán. Do đó, việc rút tiền mặt từ loại thẻ này cũng là một kiểu ứng tiền, nhưng bạn sẽ bị tính phí và lãi suất khá cao. Tại TPBank, số tiền phí tối thiểu cho mỗi lần rút tiền mặt là 110.000 đồng, cao hơn rất nhiều lần so với rút tiền từ thẻ ghi nợ thông thường.
Vì thế, chỉ trừ trường hợp bất khả kháng, bạn không nên rút tiền mặt từ loại thẻ này, mà chỉ nên tận dụng nó để thanh toán online hoặc thanh toán qua thẻ tại các điểm bán hàng.
>>> Tìm hiểu thêm: Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng TPBank ra sao? Có nên rút tiền thẻ tín dụng?
2. Cẩn thận với dịch vụ đáo hạn thanh toán thẻ tín dụng qua trung gian thứ 3
Đáo hạn thanh toán thẻ tín dụng là một dịch vụ “lách luật” để hoàn tất nghĩa vụ hoàn tất nợ tín dụng, khi bạn tạm thời không có đủ tiền để thực hiện việc này. Cụ thể, các đơn vị này sẽ giúp bạn thanh toán nợ, sau đó dùng thẻ của bạn để chi tiêu lại một khoản bằng với số tiền họ đã trả giúp bạn, như một cách để “dời” khoản nợ cũ qua tháng sau. Bạn chỉ việc trả thêm cho họ một khoản phí nhất định. Cách làm này rủi ro là bởi:
- Bạn có thể bị lộ thông tin cá nhân và thông tin thẻ tín dụng;
- Ngân hàng có thể phát hiện điểm bất thường, sau đó theo dõi và khóa thẻ của bạn trong tình huống xấu;
- Tạo nên thói quen ỷ lại, từ đó không chủ động thanh toán tiền một cách nghiêm túc.
Thay vì chọn cách làm đầy rủi ro này, bạn nên áp dụng các lời khuyên ở trên của chúng tôi để dùng thẻ đúng cách và không bị trễ hạn thanh toán thẻ tín dụng.
Hình 3: Hạn chế thanh toán thẻ tín dụng bằng dịch vụ đáo hạn
>>> Đọc thêm: Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Vì sao nên cẩn thận với dịch vụ này?
Tóm lại, thẻ tín dụng là một công cụ tài chính cá nhân hữu ích, giúp bạn có cuộc sống thoải mái và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn cần chọn đúng thẻ, dùng thẻ đúng cách thanh toán thẻ tín dụng đúng hạn, và hạn chế rút tiền mặt hay sử dụng dịch vụ đáo hạn không đảm bảo.
Bài viết liên quan
Sản phẩm dành cho bạn