Làm sao để lãi suất mua xe trả góp không trở thành gánh nặng mỗi tháng?

03/08/2022

Lãi suất mua xe trả góp sẽ được tính vào phần tiền mỗi tháng mà bạn phải trả cho ngân hàng, một “bạn đồng hành” bất đắc dĩ của bạn. Dù cho lãi suất vay mua xe tại TPBank không hề quá cao so với mặt bằng chung, nhưng chúng tôi hiểu rằng việc trả nợ hằng tháng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tài chính của bạn. Bài viết này hôm nay sẽ là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn cân đối tài chính cá nhân để có thể thanh toán nợ đúng hạn mỗi tháng mà không cần quá “thắt lưng buộc bụng” khi chi tiêu.

Lời khuyên mà TPBank muốn gợi ý cho bạn trong bài viết này gồm có:

I. Thông tin về chính sách lãi suất mua xe trả góp năm 2023 của ngân hàng

II. Bốn việc nên làm để cân bằng giữa lãi suất mua xe trả góp và chi phí cá nhân

1. Có sự tính toán và chuẩn bị cẩn thận trước khi vay mua xe oto trả góp

2. Lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

3. Thử các cách mở rộng thu nhập của bản thân

4. Cố gắng giữ cho chiếc xe mới mua luôn ở tình trạng ổn định

Chi tiết từng thông tin như sau:

Chính sách lãi suất vay mua xe trả góp thường sẽ khác nhau tùy vào các ngân hàng và các yếu tố như tình trạng tài chính của người vay, loại xe mà họ muốn mua và thời hạn vay. Lãi suất vay mua xe ô tô thường nằm trong khoảng từ 7% đến 12% hàng năm, tùy vào các điều kiện và yêu cầu của ngân hàng hoặc công ty tài chính. Các ngân hàng sẽ cung cấp lãi suất vay ưu đãi cho khách hàng khi mua xe trả góp vào một số thời điểm trong năm. Lời khuyên là bạn nên liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để biết thêm chi tiết về chính sách lãi suất vay mua xe ô tô hiện nay và để có được mức lãi suất tốt nhất phù hợp với tình trạng tài chính của bạn.

Khi nghĩ về khoản vay trả góp, có thể bạn sẽ băn khoăn liệu quyết định “có nên mua xe oto trả góp không” của mình ban đầu liệu có chính xác. Bạn không cần lo lắng về điều này, vì mua xe trả góp là phương án vừa giúp bạn sớm sở hữu xe, vừa tối ưu về tài chính.

Tuy nhiên, để mua xe trả góp thực sự là phương án tối ưu thì việc chọn đúng gói vay ngay từ ban đầu rất quan trọng. Vậy thế nào là một gói vay phù hợp? Dưới đây là những thông tin mà bạn cần quan tâm:

- Hạn mức cho vay: Ngân hàng sẽ cho bạn vay tối đa bao nhiêu phần trăm giá trị chiếc xe.

Ví dụ, TPBank cho vay 80% giá trị xe, thì giả sử chiếc xe có giá 1 tỷ, bạn sẽ được vay tối đa 800 triệu. Tuy vậy, bạn chỉ nên vay 70% giá trị xe và cố gắng tự trả trước 30% còn lại.

- Lãi suất mua xe trả góp: Bạn nên lưu ý về các mốc lãi suất khác nhau; ưu đãi lãi suất chỉ kéo dài trong một khoản thời gian ban đầu, sau đó nó sẽ trở về một con số cố định. Cách tính lãi suất của mỗi ngân hàng cũng sẽ khác nhau.

TPBank áp dụng lãi suất ưu đãi trong 12 tháng đầu tiên, sau đó tính lãi suất thả nổi theo công thức dư nợ giảm dần trong suốt thời gian còn lại.

- Thời hạn cho vay: Ngân hàng cho bạn vay mua xe oto trả góp trong bao lâu, có đủ thời gian để bạn dàn trải khoản nợ sao cho “dễ thở” hay không.

Hình 1: Chọn đúng gói vay và lãi suất mua xe trả góp

TPBank hiện đang cung cấp gói vay mua xe trả góp như sau:

Lãi suất

Chỉ từ 7.3%/năm

Hạn mức gói vay

Lên đến 80% giá trị chiếc xe

Thời hạn gói vay

Lên đến 96 tháng

Thời gian xử lý hồ sơ

Chỉ trong 8 giờ làm việc

Để có sự dự tính cụ thể nhất, dễ hình dung nhất, bạn nên lập bảng ước tính lãi suất mua xe trả góp. Nếu bạn chưa biết cách tính, hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn lập bảng ước tính mà TPBank đã đăng tải.

Khi bạn đã vay mua xe hoặc mua nhà trả góp[1]  thì chúng tôi rất khuyến khích bạn thực hiện một kế hoạch tài chính cho riêng mình để có thể dễ dàng kiểm soát chi tiêu, không “thậm chí” dẫn đến chậm trễ thanh toán nợ, hay vì quá ưu tiên thanh toán lãi suất mua xe trả góp mà gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể lên kế hoạch theo 3 bước như sau:

2.1. Rà soát lại chi tiêu

Bước đầu tiên, bạn cần dành một buổi để tự nhìn lại về tình hình tài chính của mình:

- “Tiền vào”: Thu nhập mỗi tháng của bạn là bao nhiêu, đến từ những nguồn nào (bao gồm cả thu nhập thụ động nếu có)

- “Tiền ra”: Bạn chi tiền cho những khoản nào và chúng chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập của bạn; đâu là những khoản cố định?

- “Tiền ở lại”: Bạn tích lũy, tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? Nó chiếm bao nhiêu phần trăm thu nhập của bạn?

Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn biết được bạn đang chi tiêu những gì, bạn có đủ khả năng giữ nguyên chi tiêu như vậy mà vẫn có thể thanh toán nợ hay không? Nếu không thì bạn có thể cắt bớt những khoản nào? Lưu ý, bạn có thể hạ mức tiền tiết kiệm xuống nhưng đừng nên cắt bỏ nó hoàn toàn nhé.

Hình 2: Lập kế hoạch tài chính cá nhân và cân bằng với lãi suất mua xe trả góp

2.2. Phân chia ngân sách

Vì sao cần phân chia ngân sách? Vì khi bạn đã chia rõ số tiền đủ để chi tiêu cho một hạng mục nhất định, bạn sẽ hạn chế được tình trạng lỡ dùng “lố” sang phần tiền thiết yếu hoặc tiền trả nợ.

Bạn có thể áp dụng theo công thức 50/30/20:

- 50%: Chi tiêu cố định bắt buộc mỗi tháng (tiền nhà, tiền ăn uống, đi lại…)

- 30%: Tiền trả nợ và tiết kiệm

- 20%: Các chi tiêu khác.

Phần trăm này có thể thay đổi tùy theo tính toán của bạn về nhu cầu chi tiêu và lãi suất mua xe trả góp. Điều quan trọng là bạn cần cố gắng thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch mình đã đề ra.

2.3. Theo dõi chi tiêu bằng công cụ

Để biết được bạn có đang bám sát kế hoạch hay không, và kế hoạch này có phù hợp với bạn không thì bạn cần ghi lại mọi thứ bằng một công cụ thích hợp. Từ sổ tay cho đến ứng dụng chi tiêu, hãy chọn ra một cái mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi dùng. Bạn hãy ghi lại hết tất cả “biến động số dư” của mình, ngay cả những khoản lặt vặt như ổ bánh mì, cốc cà phê. Vào cuối tháng khi tổng kết lại, bạn sẽ biết được liệu những gì mình đang làm có hiệu quả không, có cần điều chỉnh gì không, có khoản nào bạn có thể gia giảm hay tìm lựa chọn thay thế tiết kiệm hơn không.

 

Bên cạnh việc sử dụng tiền có kế hoạch và tiết kiệm nhiều hơn thì bạn cũng có thể thử tìm thêm một nguồn thu nhập khác nữa để làm giàu ngân sách mỗi tháng. Có hai cách mở rộng thu nhập phổ biến nhất hiện nay đó là:

3.1. Tìm thêm công việc tay trái

Nếu bạn có thể sắp xếp công việc chính và quản lý thời gian tốt thì tại sao không thử tìm thêm một công việc phụ để có thêm thu nhập? Bạn có thể làm công việc tự do như viết lách, dạy kèm, thiết kế đồ họa, kế toán thời vụ… hoặc buôn bán online nhỏ lẻ. Tuy nhiên, công việc này không nên gây ảnh hưởng đến công việc chính và quan trọng là không tác động xấu đến sức khỏe của bạn.

 

Hình 3: Mở rộng thu nhập để thanh toán lãi suất mua xe trả góp dễ dàng hơn

3.2. Đầu tư chứng khoán

Cổ phiếu, trái phiếu hay quỹ mở, chứng khoán phái sinh là những loại hình đầu tư tạo ra thu nhập thụ động được nhiều người lựa chọn hiện nay, trong bối cảnh việc đầu tư đã được số hóa và số tiền cần để bỏ vào cũng không quá cao.

Tuy nhiên, để thành công kiếm được tiền, bạn cần có kiến thức và kỹ năng đầu tư, cũng như hoạch định chiến lược từ ban đầu, đồng thời phải bỏ ra một số vốn nhất định.

 

Khi mua xe ô tô, bạn sẽ phải chi thêm một số khoản như phí sân bãi (nếu có), nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa… Việc sử dụng và bảo quản xe cẩn thận chính là một cách để giảm thiểu các khoản chi không đáng có, gây ảnh hưởng đến tài chính của bạn trong quá trình thanh toán lãi suất mua xe trả góp.

Việc giữa cho xe luôn đẹp và mới, chất lượng ổn định cũng giúp bạn dễ dàng cho thuê hoặc bán lại khi cần. Một chiếc ô tô bền đẹp cũng có thể trở thành tài sản thế chấp có giá trị cao cho các khoản vay sau này của bạn nữa đó.

Hình 4: Bảo quản xe tốt hơn để giảm gánh nặng tài chính bên cạnh lãi suất mua xe trả góp

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình vay mua xe sắp tới. Nhìn chung, lãi suất mua xe trả góp không quá khó để “chung sống”, miễn là bạn có sự chuẩn bị tài chính sẵn sàng và quản lý tốt dòng tiền của mình.

Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào về gói vay, hồ sơ thủ tục vay mua ô tô, cũng như cần tư vấn cụ thể về việc có nên mua xe oto trả góp không, hãy đến trực tiếp chi nhánh TPBank gần nhất hoặc liên hệ chúng tôi qua số HOTLINE: 1900 58 58 85 / 1900 60 36. 

Bài viết liên quan

Khuyến mãi

Xem thêm